Thuế thu nhập cá nhân (TNCN) là một khái niệm phổ biến và quan trọng trong hệ thống thuế Việt Nam. Đối với nhiều người, việc hiểu rõ về khi nào phải đóng thuế thu nhập cá nhân, ai là người chịu trách nhiệm, và những khoản thu nhập nào phải nộp thuế là một bài toán không dễ dàng.
Mức thế thu nhập cá nhân là gì?
Thuế thu nhập cá nhân trong tiếng Anh được gọi là Personal Income Tax, đây là số tiền được trích ra từ một phần thu nhập như lương hoặc các nguồn thu khác để đóng góp cho cơ quan Thuế, nhằm nộp vào ngân sách Nhà nước sau khi đã được giảm trừ.
Mức thuế thu nhập cá nhân được quy định dựa trên mức lương của người lao động. Không phải tất cả mọi người đều phải đóng thuế TNCN, chỉ những người có thu nhập đạt ngưỡng quy định mới cần phải đóng thuế. Người có thu nhập càng cao, mức thuế cần nộp càng nhiều.
Thuế thu nhập cá nhân chủ yếu là một trong những nguồn thu quan trọng cho ngân sách Nhà nước. Mặc dù chiếm tỉ lệ không cao, nhưng thuế TNCN vẫn đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo công bằng xã hội và quản lý kinh tế toàn cầu. Vậy bạn đã bao giờ tự hỏi rằng bản thân khi nào phải đóng thuế thu nhập cá nhân?
Các đối tượng cần phải đóng thuế TNCN
Theo Luật Thuế Thu nhập Cá nhân năm 2007 (đã được sửa đổi và bổ sung vào năm 2012), có hai đối tượng phải nộp thuế thu nhập cá nhân như sau:
Công dân cư trú
Cá nhân cư trú tại Việt Nam, chịu thuế thu nhập cá nhân cả trong và ngoài Việt Nam, phải đáp ứng hai điều kiện sau để bị thuế TNCN:
- Sống tại Việt Nam 183 ngày trở lên (theo dương lịch) hoặc 12 tháng liên tục tính từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam.
- Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam (đăng ký thường trú hoặc thuê nhà có thời hạn).
Công dân không cư trú
Cá nhân không cư trú tại Việt Nam, không đáp ứng các điều kiện như cá nhân cư trú nhưng có thu nhập chịu thuế phát sinh trong lãnh thổ Việt Nam, cũng phải nộp thuế TNCN.
Để kiểm tra liệu mình khi nào phải đóng thuế thu nhập cá nhân, người lao động có thể tra cứu mã số thuế TNCN trên Trang Thuế điện tử của Cục Thuế.
Khi nào phải đóng thuế thu nhập cá nhân cho người lao động?
Các cá nhân sẽ phải đóng thuế thu nhập cá nhân khi thu nhập hàng tháng của họ vượt quá mức giảm trừ gia cảnh được quy định theo Nghị quyết 954/2020/UBTVQH14. Theo quy định, mức giảm trừ đối với đối tượng nộp thuế là 11 triệu đồng/tháng, và mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng/tháng.
Nếu thu nhập cá nhân không có người phụ thuộc:
- Nếu thu nhập hàng tháng dưới 11 triệu đồng, cá nhân không phải đóng thuế.
- Nếu thu nhập hàng tháng từ 11 triệu đồng trở lên, cá nhân sẽ phải tính thuế theo các bậc thuế quy định.
Nếu có người phụ thuộc:
- Tính tổng thu nhập gia đình bằng cách cộng thu nhập của cá nhân chủ hộ với tổng thu nhập của mỗi người phụ thuộc và trừ đi mức giảm trừ gia cảnh.
- Nếu kết quả thu nhập gia đình vượt quá mức giảm trừ đối với đối tượng nộp thuế (11 triệu đồng/tháng), cá nhân chủ hộ sẽ phải tính thuế theo bậc thuế quy định.
Khi thu nhập vượt quá mức giảm trừ gia cảnh, người nộp thuế cần tính toán và nộp thuế theo các quy định của pháp luật. Việc này giúp đảm bảo tính công bằng trong thu thuế và đóng góp cho ngân sách quốc gia, hỗ trợ việc thực hiện các dự án phục vụ cộng đồng và đảm bảo phúc lợi xã hội.
Khi nào phải đóng thuế thu nhập cá nhân phụ thuộc vào sự phức tạp của tình hình tài chính cá nhân và nên tham khảo ý kiến của chuyên gia thuế để đảm bảo tuân thủ đầy đủ các quy định.
Những khoản thu nhấp cần chịu thuế hiện nay theo quy định
Mặc dù hầu hết mọi người đều thuộc đối tượng nộp thuế theo quy định của Luật Thuế thu nhập cá nhân, nhưng không phải tất cả đều phải chịu trách nhiệm nộp thuế thu nhập cá nhân. Chỉ những người có thu nhập đủ điều kiện để tính thuế mới phải thực hiện nghĩa vụ nộp thuế:
Khoản tiền từ lương và tiền công
Theo Nghị quyết 954/2020/UBTVQH14 và Thông tư 111/2013/TT-BTC, người cá nhân không có người phụ thuộc phải nộp thuế thu nhập cá nhân khi thu nhập từ tiền lương và tiền công của mình vượt quá 11 triệu đồng/tháng (132 triệu/năm). Tuy nhiên, đã trừ đi các khoản đóng bảo hiểm bắt buộc và các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học.
Nếu có 01 người phụ thuộc, người cá nhân chỉ phải nộp thuế khi tổng thu nhập từ tiền lương, tiền công mỗi tháng vượt quá 15.4 triệu đồng (Khoản này phải cộng thêm 4.4 triệu đồng cho mỗi một người phụ thuộc).
Khoản thu từ kinh doanh
Theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư 40/2021/TT-BTC hướng dẫn về thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân, và quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh, nếu hộ kinh doanh hoặc cá nhân kinh doanh có doanh thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh trong năm dương lịch vượt quá 100 triệu đồng, thì phải nộp thuế thu nhập cá nhân và thuế giá trị gia tăng.
Đặc biệt, đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh theo hình thức nhóm cá nhân, hộ gia đình, chỉ người đại diện duy nhất của nhóm cá nhân, hộ gia đình được xác định để tính thuế khi mức doanh thu trong năm không vượt quá 100 triệu đồng. Điều này có nghĩa là cá nhân đó không cần nộp thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân nếu doanh thu không vượt quá mức 100 triệu đồng trong năm.
Khoản chuyển ngượng từ bất động sản
Khoản chuyển ngượng từ bất động sản bao gồm thu nhập từ việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản đang gắn liền với đất, từ chuyển nhượng quyền sở hữu & sử dụng nhà ở, nguồn thu nhập từ chuyển nhượng quyền thuê đất, thuê mặt nước, cùng với các khoản thu nhập khác phát sinh từ chuyển nhượng bất động sản. Trong trường hợp này, người nộp thuế là cá nhân có thu nhập từ giao dịch chuyển nhượng bất động sản, và mức thuế áp dụng là 2% trên giá trị chuyển nhượng
Khoản thu từ việc trúng thưởng
Thu nhập từ việc trúng thưởng, bao gồm kết quả xổ số, các phần thưởng từ chương trình khuyến mại, cũng như những phần thưởng từ các hoạt động cá cược và các cuộc thi có giải thưởng, sẽ chịu thuế theo tỷ lệ 10% trên phần thu nhập tính thuế.
Lưu ý rằng thu nhập tính thuế được xác định bằng phần giá trị giải thưởng vượt quá ngưỡng 10 triệu đồng cho mỗi lần trúng thưởng. Khi nào phải đóng thuế thu nhập cá nhân không phụ thuộc vào số lần nhận tiền thưởng mà người nộp thuế đã nhận được.
Các mức phạt khi nộp khai thuế TNCN chậm
Căn cứ vào quy định tại Điều 13 của Nghị định số 125/2020/NĐ-CP về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế, hóa đơn, các mức xử phạt đối với việc chậm nộp tờ khai thuế thu nhập cá nhân như sau:
- Bị cảnh cáo đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá hạn từ 1 đến 5 ngày và có tình tiết giảm nhẹ.
- Bị phạt từ 2 đến 5 triệu đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá hạn từ 1 đến 30 ngày.
- Bị phạt từ 5 đến 8 triệu đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá hạn từ 31 đến 60 ngày.
Bị phạt tiền từ 8 đến 15 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
- Nộp hồ sơ để khai thuế quá hạn từ 61 đến 90 ngày.
- Nộp hồ sơ để khai thuế quá hạn từ 91 ngày trở lên mà không hề phát sinh số thuế phải nộp.
- Không nộp hồ sơ để khai thuế nhưng mà lại phát sinh số thuế phải nộp.
- Không nộp những phụ lục theo đúngquy định về quản lý thuế đối với các doanh nghiệp có giao dịch liên kết khi đi kèm theo hồ sơ quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp.
- Ngoài việc bị phạt tiền, người nộp cũng phải nộp đủ số tiền chậm nộp nếu việc chậm nộp hồ sơ khai thuế dẫn đến việc chậm nộp tiền thuế.
Bị phạt từ 15 đến 25 triệu đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá hạn hơn 90 ngày kể từ ngày hết hạn nộp, có phát sinh số thuế phải nộp trong khi người nộp thuế đã nộp đủ số tiền thuế, tiền nộp thuế chậm vào ngân sách trước thời điểm mà cơ quan thuế công bố những thông tư quyết định kiểm tra thuế hoặc trước thời điểm lập biên bản của cơ quan thế về xử lý hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế.
Ngoài việc bị phạt tiền, người nộp cũng phải nộp đủ số tiền chậm nộp nếu việc chậm nộp hồ sơ khai thuế dẫn đến việc chậm nộp tiền thuế.
Việc hiểu rõ về khi nào phải đóng thuế thu nhập cá nhân, đối tượng chịu thuế, và các khoản thu nhập phải đóng thuế sẽ giúp mọi người tuân thủ pháp luật và tránh được các rủi ro phạt. Truy cập ngay trang web alovieclam365.com để khám phá các cơ hội việc làm đa dạng với mức thu nhập khủng. Đừng để vấn đề thuế trở thành gánh nặng, hãy tự tin bước vào thế giới công việc với kiến thức đầy đủ về thuế thu nhập cá nhân.